Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

XIN CÁC ÔNG ĐỪNG ĐI TRÊN MÂY NỮA!

           Các nhà nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng: “người Việt Nam nghe một, hiểu ¼ và kể lại gấp năm lần”. Ở một xứ sở có những điều “không giống ái” như ở Việt Nam thì có những điều bình thường trở thành phi lý.

           Báo chí nước ngoài đã rất ngạc nhiên khi nhiều báo điện tử đã giật tít: “Chết khi dừng đèn đỏ”. Quả là kỳ quái! Đèn đỏ dừng lại nhưng vẫn bị xe ô tô đằng sau đâm tới. Chết thế thì oan uổng quá.
            Đặc biệt là các “Ông Nghị” hay có những sáng kiến khiến cho người dân không biết đâu là lần. Nào là quy định biển số chẵn đi ngày chẵn, biển số lẻ đi ngày lẻ để giảm ùn tắc giao thông, cấm biển số ngoại tỉnh đi vào Hà Nội hay đến chuyện cộng điểm thi đại học cho bà mẹ Việt Nam anh hùng…
            Các ông ấy cũng giỏi thật, ngồi điều hòa máy lạnh nên tưởng tưởng ra bao nhiêu thứ trên đời.
            Gần đây, “quyền im lặng” gây nhiều tranh luận trên nghị trường và được báo chí tiếp tay. Các ông hay xem các phim hành động Hollywood trên HBO, cinemax đều thuộc lòng câu:  “Bạn có quyền giữ im lặng; Bất cứ điều gì bạn nói có thể được sử dụng để chống lại bạn trước tòa…”. Đây là câu nói cửa miệng, bắt buộc của cảnh sát Mỹ khi làm việc hay bắt giữ nghi phạm. Các ông thấy hay và quyết tâm bắt chước đưa vào Việt Nam cho bằng được.
            Khi các ông đưa ra dự thảo “quyền im lặng” và giải thích cặn kẻ hiểu như thế nào cho đúng thì  giới tội phạm đã hoan hỷ như là một cái cớ để thoát tội. Vì có quyền im lặng tức là không phải khai báo, các anh cảnh sát muốn làm gì thì làm…Người Việt Nam chỉ hiểu có thế mặc kệ các ông Nghị giải thích cơ sở khoa học hay thực tiễn của quyền.
           Vì sao thế? Vì Việt Nam mình nó thế!

BIỂN ĐÔNG - LỢI ÍCH NÀO LÀ CỐT LÕI NHẤT?

Nam Phong
          Tôn Tử từng nói: Biết người biết ta, trăm trận không bại. Còn chiến thắng do kẻ thù mang lại. Nếu để nói về những bí quyết thành công trên khắp thế giới tổng hợp lại thành một câu thì chắc chắn câu đó là của Tôn Tử: Biết người biết ta, trăm trận không bại. Còn chiến thắng do kẻ thù mang lại. Thật vui vì câu nói này nổi tiếng đến nỗi người Việt Nam nào cũng đã từng nghe, nó trở thành tiềm thức của rất nhiều người rồi, nếu chúng ta nói vế đầu “Biết người biết ta…” chắc có khoảng 9/10 người Việt Nam sẽ đọc được đoạn tiếp theo “…trăm trận trăm thắng”. Thực ra dịch như thế không chính xác, nhưng được thế là tốt lắm rồi, vì trăm trận ít nhất cũng phải có 90 trận thắng nếu “biết người, biết ta”. Nhưng đơn giản như vậy thôi, nhưng điều đáng buồn lại ít người ngẫm thật sâu câu đó và quan trọng là không  “hành động” theo nó.

          Và ví dụ nóng hổi mang tính thời sự mà ai cũng biết đó là sự việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên khu vực biển Đông, mà cụ thể là đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Sự thật hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam thì không phải mỗi người dân Việt Nam mà cả thế giới đều biết, bởi những bằng chứng xác thực không thể chối cãi, Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, chủ yếu là tài liệu công trong đó có đặc biệt cả châu bản, hội điển chép lệ hàng năm những hành động của nhà nước chiếm hữu, thực thi chủ quyền như vẽ bản đồ, cắm mốc, dựng bia, xây miếu thờ (Hoàng Sa tự), trồng cây, đào giếng… của thủy quân triều Nguyễn chứ không còn ít ỏi như thư của Toàn Quyền Pasquier gửi cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa ngày 18-10-1930, mà người Pháp lúc ấy cũng đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.
- Về những tư liệu của Trung Quốc minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta thấy:
          +  Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Ký Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.
          + Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Quốc. Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1-1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.
- Về những tư liệu Phương Tây cũng xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng có rất nhiều như: Nhật Ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam, “Le Mémoire sur la Cochinchine” của Jean Baptiste Chaigneau (1769 - 1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels, “Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes” của giám mục Taberd xuất bản năm 1833 cho rằng hoàng đế Gia Long chính thức khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816.
          Việt Nam và Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông, đã có những bài học lịch sử quí giá. Việt Nam, và với truyền thống hàng ngàn năm mỗi người dân Việt nam luôn kiên quyết bảo vệ quyền độc lập tự chủ của mình, nhưng bảo vệ như thế nào? Sử dụng phương pháp gì? để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân, đem lại nhiều lợi ích mà chủ quyền lãnh thổ vẫn được vẹn toàn nhiều lợi ích nhất thì không phải ai cũng biết.
          Bất cứ giải pháp nào muốn vững bền phải dựa trên sự thực lịch sử nhà nước Việt Nam trực tiếp hay được nhân danh đã chiếm hữu thật sự trước tiên, chưa có ai tranh chấp và phải dựa vào trật tự thế giới hiện hành khi có Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 và những Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc sau đó và Công ước quốc tế về luật biển năm 1982. Mọi người kể cả người Trung Quốc phải thấy rõ sự thật lịch sử trên!
      Khi nội lực Việt Nam chưa đủ mạnh thì dứt khoát không nên có bất kỳ một hành động  nào gây sự thiệt thòi cho Việt Nam. Việc cần làm ngay là làm rõ, quảng bá lịch sử nhà nước Việt Nam đã từ lâu chiếm hữu thật sự Hoàng Sa và Trưởng Sa và xây dựng nội lực Việt Nam vững mạnh, đoàn kết hùng cường, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

   Mỗi người trong chúng ta phải giữ được một cái đầu lạnh, phải luôn tỉnh táo trước âm mưu thâm độc của “địch”, cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở Hoàng Sa cho Việt Nam cũng như sự bảo toàn quần đảo Trường Sa là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, nhưng nhất định sẽ thành công cũng như Việt Nam đã từng giành được độc lập tự chủ dù bị phong kiến phương Bắc đô hộ hơn một ngàn năm.